Một trong những thảo dược quý chữa bách bệnh được nhiều người tìm kiếm và sử dụng hiện nay chính là củ tam thất. Đây là loại dược liệu không chỉ biết đến với vai trò một vị thuốc quý mà còn là một trong những loại củ thuộc đặc sản nổi tiếng tại các tỉnh vùng núi phía Bắc Việt Nam, trong đó có Tuyên Quang. Vậy, đặc điểm và công dụng của nó là gì, hãy cùng chúng tôi khám phá nhé.
Đặc điểm sản phẩm củ tam thất.
Trong chúng ta chắc hẳn ít nhất đã một lần nghe đến tên củ tam thất hoặc thậm chí truyền tai nhau sử dụng tam thất để chữa bệnh. Tuy nhiên, rất nhiều người chưa tận mắt nhìn thấy hay biết về những đặc điểm của loại củ này.
Trong Đông y, tam thất được đặt tên là thuốc Radix Notoginsing, có tên khoa học là Panax Pseudo – Ginseng Wall. Tam thất hay kim bất hoán, điền thất nhân sâm là loại cây thân nhỏ, thuộc họ nhân sâm sống lâu năm. Sau thời gian trồng từ 7 đến 10 năm sẽ cho thu hoạch củ.
Đặc điểm của sản phẩm:
- Thành phần chính: Acid amin, đường, sắt, Calci, hợp chất có nhân Sterol và Arasaponin A, Arasaponin B ít độc.
- Có hai loại, bao gồm tam thất bắc và tam thất nam.
Củ tam thất bắc có hình dáng sần sùi, độ dài từ 3-5 cm, nhiều mấu nhỏ xung quanh. Vỏ ngoài có màu xám hoặc xám đen và khá cứng kèm theo những vân chạy dọc thân củ. Bên trong củ là ruột đặc thịt cũng có màu xám, vị hơi đắng, mùi thơm. Khi nhấm sẽ thấy vị đắng sau đó chuyển dần thành vị ngọt và ngọt đậm dần.
Củ tam thất nam hay tam thất gừng có vỏ màu trắng vàng, hình dạng quả trứng hoặc thuôn một bên. Phần ruột bên trong có màu trắng ngà. Đây là tam thất thuộc họ gừng nên khi nếm sẽ cảm thấy cay nóng và có mùi như vị của củ gừng.
- Được chế biến và đóng gói, bảo quản trên dây chuyền công nghệ hiện đại.

Tác dụng của củ tam thất.
Từ lá, thân cây, hoa, quả non cho đến nụ của tam thất đều có tác dụng tốt với con người. Trong đó, củ tam thất được biết đến là một trong những thần dược chữa rất nhiều bệnh.
Tăng cường sức khỏe cho tim mạch.
Thành phần của củ tam thất giúp bảo vệ tim mạch khỏi các tác nhân gây loạn nhịp tim, giúp ngăn ngừa giãn mạch, xơ vữa động mạch. Ngoài ra, nó còn giúp cơ thể có khả năng chịu đựng tốt trong trường hợp thiếu oxi.
Tuần hoàn máu.
Tam thất có công dụng lưu thông tuần hoàn máu, kích thích thần kinh, an thần. Ngoài ra, sử dụng tam thất còn mang lại công dụng ngăn chặn các tổn thương ở vỏ não do tình trạng thiếu máu gây ra. Những người bị bệnh máu khó đông hay bị chảy máu, băng huyết, rong kinh, bầm dập do các vết thương gây nên khi sử dụng tam thất sẽ có tác dụng cầm máu, tiêu máu ứ và giảm sưng đau hiệu quả.
Chữa bệnh.
Củ tam thất còn được dùng trong việc điều trị chứng suy giảm, mất trí nhớ hoặc đẩy lùi tình trạng cao huyết áp. Một số bệnh như đái tháo đường, viêm xương khớp, viêm động mạch, loét dạ dày hay tá tràng cũng sẽ được thuyên giảm khi sử dụng thảo dược này. Những nghiên cứu mới nhất cho thấy, sử dụng tam thất còn có tác dụng triệt để trong việc ngăn ngừa, phòng chống ung thư rất tốt.
Tăng khả năng miễn dịch.
Kích thích tiêu hóa, tạo cảm giác thèm ăn, tăng cường khả năng miễn dịch hay ngăn cản các vi khuẩn gây bệnh, viêm nhiễm là một trong những công dụng tuyệt vời của tam thất. Sức đề kháng và năng lượng và sức lực của cơ thể cũng sẽ nhờ đó mà cải thiện rất nhiều.

Cách dùng tam thất hiệu quả nhất.
Có thể dùng tam thất sống bằng cách tán thành bột mịn để uống hoặc cắt thành những lát mỏng để nhai hoặc ngậm. Để dùng chín thì chỉ cần cắt lát hoặc để cả củ và cho vào hấp cách thủy cho đến khi chín mềm. Ngoài ra, có thể sử dụng để chế biến trong các món ăn hàng ngày hoặc sao khô đun nước uống.
Liều lượng:
- Giảm đau, cầm máu: 10 – 15g/ ngày, chia thành 4 đến 5 lần uống.
- Bổ dưỡng, tăng cường sức khỏe: 5 -6 g/ ngày, chia làm 2 lần uống.
Lưu ý: Trẻ em dùng liều lượng 1/ 3 so với người lớn. Phụ nữ có thai không được dùng.
Hãy là người đầu tiên nhận xét “Củ Tam thất – vị thuốc quý của đặc sản Tuyên Quang”