Cách bảo quản sữa ong chúa như thế nào được lâu nhất?

Nhận biết sữa ong chúa bị hỏng

Từ việc cung cấp các dưỡng chất bồi bổ cho cơ thể đến tác dụng thần thánh trong công cuộc làm đẹp, sữa ong chúa đã được rất nhiều người lựa chọn sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. Nhưng để có thể sử dụng được trong thời gian lâu dài thì không thể thiếu đi bước bảo quản. Vậy cách bảo quản sữa ong chúa như thế nào, hãy cùng đọc bài viết sau để có câu trả lời.

Cách bảo quản sữa ong chúa không có tủ lạnh

Do đặc điểm của sữa ong chúa có dạng tinh khiết, rất dễ bị hư hỏng, biến đổi khi không được bảo quản lạnh. Bình thường, nếu bảo quản trong ngăn đá của tủ lạnh thì sữa ong chúa có thể để được tới hơn 2 năm, ngăn mát thì trong vòng 6 tháng. Tuy nhiên, nếu như bạn không có sẵn tủ lạnh trong nhà thì cũng đừng quá lo lắng, hãy thực hiện theo cách bảo quản sữa ong chúa không cần tủ lạnh sau. Đó là sử dụng một thùng xốp kín và đá lạnh.

Cách bảo quản sữa ong chúa
Cách bảo quản sữa ong chúa

Thùng xốp bạn đem vệ sinh, rửa sạch sẽ. Rồi, bạn cho đá lạnh vào thùng như vậy là bạn đã tạo ra môi trường lạnh để bảo quản được sữa ong chúa rồi. Bước còn lại bây giờ là bạn chỉ cần cho sữa ong chúa vào thùng đó và đậy kín lại là xong. Chỉ khi nào dùng đến hãy mở thùng ra, tránh trường hợp thường xuyên mở sẽ làm đá nhanh bị tan ra. Đồng thời, khi đá tan nhiều bạn hãy bổ sung thêm đá lạnh để duy trì nhiệt độ lạnh cho công tác bảo quản.

Với cách bảo quản không cần tủ lạnh này, các bạn có thể bảo quản được sản phẩm tuyệt diệu này trong khoảng 1 tháng.

Cách nhận biết sữa ong chúa bị hỏng

Cũng như bất cứ một sản phẩm nào khi đã có dấu hiệu bị hỏng thì người dùng cần dừng lại và không nên sử dụng sữa ong chúa nữa. Cách nhận biết sữa bị hỏng khá đơn giản.

Nhận biết theo vật lý

  • Màu của sữa ong chúa

Sữa ong chúa bình thường sẽ có màu trắng ngà và rất đều màu, óng ánh, sáng mịn. Nhưng khi bạn nhìn thấy có biểu hiện lạ về màu sắc như chuyển sang màu vàng đậm, không đều màu, hay có lợn cợn màu thì chứng tỏ sữa ong chúa đã bị hỏng, bạn không nên dùng nữa.

  • Nhận biết qua mùi vị

Bình thường, khi bạn nếm thử sữa ong chúa nó sẽ cho bạn một vị hơi chua chua, hơi lợ lợ. Nhưng nếu nó chuyển sang mùi chua bị thiu thì chắc chắn một điều sữa đã bị lên men, hỏng, không nên dùng.

Nhận biết sữa ong chúa bị hỏng
Nhận biết sữa ong chúa bị hỏng

Các phương pháp khác

  • Lấy sữa ong chúa trộn lẫn với mật ong, nếu không có sự hòa quyện, mà lại phân lớp, tách biệt rõ ràng giữa hai thành phần thì sữa ong chúa này đã bị hỏng.
  • Hòa sữa ong chúa với nước: khi sữa ong chúa bị hỏng thì nó sẽ không tan trong nước và sẽ chìm ngay xuống đáy,

Cách sử dụng sữa ong chúa tươi

Sử dụng để chăm sóc sức khỏe

Sữa ong chúa tươi rất tốt cho cơ thể. Để bồi bổ cho sức khỏe, bạn có thể ăn trực tiếp sữa ong chúa ngày từ 1 đến 2 lần vào buổi sáng khi còn đói hoặc buổi tối trước khi đi ngủ. Mỗi lần dùng chỉ cần 5g là đủ. Ngoài ra, bạn có thể pha sữa ong chúa với nước ấm, cho thêm chút mật ong vào cho ngon sẽ dễ uống hơn so với việc ăn trực tiếp.

Cách dùng để làm đẹp

Riêng đối với khâu làm đẹp, sữa ong chúa có rất nhiều tác dụng. Nào trị mụn, tàn nhang, nào làm chậm quá trình lão hóa, giúp da mịn màng, hồi phục lại vẻ tươi sáng. Cách sử dụng sữa ong chúa tươi trong việc chăm sóc sắc đẹp này không hề phức tạp. bạn chỉ cần rửa sạch mặt, rồi bôi một lượt mỏng sữa ong chúa khắp mặt. Đến lúc sữa ong chúa khô lại thì bạn làm ướt tay, vỗ nhẹ lên mặt rồi lại để khô. Cứ lặp lại như vậy tầm 20 phút thì rửa sạch lại bằng nước sạch.

Trên đây, bài viết đã chia sẻ tới các bạn đọc những thông tin xoay quanh vấn để cách bảo quản sữa ong chúa. Hi vọng thông qua bài viết này, bạn sẽ có cách dùng và bảo quản sản phẩm này tốt nhất.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *